Những hệ lụy khi sử dụng phân hóa học trên đồng ruộng
28/11/2022Vào giai đoạn những năm 1990, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng như các loại phân bón hóa học được xem như vị cứu tinh của nền nông nghiệp Việt Nam. Phân bón hóa học(phân bón vô cơ) phát huy khả năng kích thích quá trình sinh trưởng nhanh, tăng năng suất cây trồng, từng bước trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi nông dân. Tuy nhiên theo thời gian, khi lượng phân hóa học dư thừa ngấm vào lòng đất, gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, trở thành tác nhân chính gây thoái hóa đất. Hành động lạm dụng phân bón hóa học chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đất, hơn cả thế còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu ảnh hưởng của hóa học đến môi trường qua những chia sẻ thực tế sau đây.
Hậu quả của lạm dụng phân bón hóa học.
Những hệ lụy khi lạm dụng phân bón hóa học đối với cây trồng và nguồn tài nguyên đất trong canh tác nông nghiệp phải kể đến là :
Phân hóa học tiêu diệt các tập đoàn vi sinh vật có lợi trong đất : Đất được coi là một vật thể sống. Khi chúng ta sử dụng phân bón hóa học lâu năm từ năm này sang năm khác thì các axit được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu từ các cơ thể sinh vật đất đã chết phân hủy ra. Các chất mùn này có tính năng liên kết với các hạt đá li ti tạo nên sự phì nhiêu cho đất.
Phân hóa học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh : Các vi sinh vật phát triển quanh rễ của cây trồng nhằm bảo vệ cho cây trồng miễn nhiễm khỏi 1 chứng bệnh nào đó. Phân hóa học chính là nguyên nhân giảm khả năng miễn dịch của cây trồng qua việc giết chết các vi sinh vật này.
Phân hóa học ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết : Quanh rễ cây thì có các vùng lông hút. Các keo đất có trong mùn hữu cơ giúp vận chuyển các chất khoáng từ đất đến hệ thống rễ cây và đi nuôi dưỡng cây trồng. Những hạt mùn (mùn trong đất) có khả năng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân , kali ..và các nguyên tố kim loại khác.
Phân hóa học nguy hiểm và độc hại : Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nói chung.
Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường ?
Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường là không thể kể xiết được, điển hình là việc lạm dụng phân bón hóa học – thực trạng đang làm cho đất thoái hóa ở nhiều vùng nước ta hiện nay. Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng phân bón hóa học, sẽ cho tác dụng tức thì giúp cây trồng phát triển nhanh với chi phí thấp. Còn ngược lại, khi sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học thì phải tốn nhiều thời gian hơn mới cho tác dụng.
Từ những việc đó nên phân bón hóa học thường được ưu tiên sử dụng để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, vùng đất đai được sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài sẽ để lại tồn dư một lượng lớn phân hóa học vì cây chưa kịp hấp thu kịp.
Lạm dụng phân bón hóa học làm gia tăng lượng phân bón hóa học dư thừa, làm cho đất bị axit hóa, dẫn đến đất chua và đất bị ngộ độc gây thoái hóa đất nghiêm trọng. Cây trồng cũng vì thế mà kém phát triển, giảm năng suất đáng kể.